☰ MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bạn có nhận được liên kết trong email, messenger hay qua Zalo. Bạn nghi ngờ nó có virus. Vậy thì đây là cách kiểm tra link có virus hay không.
Ngày nay có rất nhiều trò lừa đảo mà bạn có thể biết đến. Trong đó có trò gửi các đường link kết có chưa virus. Trước kia cũng dễ nhận biết các đường link này nhưng nay họ làm rất tinh vi. Họ loại bỏ lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp, để tạo ấn tượng rằng thông tin của họ là thật, các đường link na ná các trang chính thống… nếu không để ý rất dễ bị dính.
Bất kể mục đích của liên kết lạ này, cho dù hợp pháp hay gian lận, có nhiều cách khác nhau để kiểm tra nó trước khi nhấp vào nó.
➥ Xem thêm: Cách đổi tên địa chỉ Gmail trên điện thoại
Cách kiểm tra link có virus hay không
1. Sử dụng công cụ kiểm tra link an toàn online
Nếu bạn đang nghi ngờ một liên kết nào đó. bạn có thể kiểm tra nhanh qua một số công cụ online sau:
Nếu bạn chọn công cụ Google Safe Browsing Check để kiểm tra. Hãy thực hiện như sau (các công cụ khác tương tự):
- Copy dán đường link trang web bạn nghi ngờ vào ô tiềm kiếm theo URL.
- Bấm Enter để kiểm tra. Nếu an toàn sẽ xuất hiện thông báo có tích xanh (như hình), ngược lại sẽ màu đỏ.

Tuy nhiên các công cụ này mức độ tin cậy không quá cao. Rất nhiều trường hợp cho ra kết quả giả, không chích xác.
2. Nhập địa chỉ web theo cách thủ công
Trường hợp khi bạn nhận một email hay tin nhắn yêu cầu đăng nhập tài khoản ngân hàng kèm theo đường link mà bạn nghi ngờ. Bạn hãy nhập nó theo cách thủ công.
- Ví dụ: Nếu bạn nhận được email từ ngân hàng, dịch vụ xã hội hoặc bất kỳ dịch vụ nào khác mà bạn có tài khoản. Thì bạn có thể duyệt trang web chính thức của họ bằng cách nhập thủ công địa chỉ chính thức của họ hoặc bằng cách tìm kiếm trong Google. Không vào trực tiếp từ tin nhắn hay email.
Những kẻ lừa đảo trực tuyến thường tạo một địa chỉ trang web trông tương tự, để lừa bạn tin rằng đó là phiên bản thật.
- Ví dụ: Trang web của ngân hàng ACB là www.acb.com.vn. Tuy nhiên, những kẻ lừa đảo cũng có thể thiết lập một trang web có tên www.acb-bank.com.vn mà thoạt nhìn có vẻ hợp pháp. Nếu không để ý là bị dính ngay.
Thông thường, bạn sẽ nhận được tin nhắn thông báo rằng bạn cần được hoàn lại tiền hoặc tài khoản của bạn đã bị khóa… Rồi yêu cầu, bạn sẽ cần phải nhấp vào liên kết có trong tin nhắn.
Nhớ rằng, thay vì nhấp vào nó, hãy truy cập trang web chính thức, đăng nhập vào tài khoản của bạn và tìm hiểu xem thông tin có đúng như vậy hay không. Hoặc có thể gọi trực tiếp tổng đài để được hổ trợ.
3. Sử dụng tiện ích kiểm tra liên kết
Nếu thấy các cách khác quá thời gian thì bạn có thể cài đặt một tiện ích mở rộng cho trình duyệt web của mình. Nó sẽ cảnh báo bạn khi truy cập các trang web nguy hiểm, bạn sẽ bị ngăn chặn truy cập khi bạn nhấp vào các liên kết đó.
Lưu ý: Đều này chỉ áp dụng cho các trình duyệt web trên máy tính để bàn, không áp dụng cho các trình duyệt dành cho thiết bị di động.
Có rất nhiều ứng dụng có sẵn, nhiều ứng dụng miễn phí. Có McAfee Web Advisor, Kaspersky URL Advisor, Norton Safe Search, v.v…
Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ này theo cách thủ công để kiểm tra URL nếu bạn không muốn cài đặt tiện ích mở rộng. Nhưng đôi khi mình quên không để ý khi truy cập vào link lạ thì cài tự động vẫn hay hơn.
Bạn có thể thử dùng Bitdefender TrafficLight, nó miễn phí và có sẵn cho Chrome, Firefox cũng như Safari, Y8 Browser, UC Browser,… Một dấu kiểm nhỏ sẽ xuất hiện bên cạnh kết quả tìm kiếm. Nếu chúng có màu xanh thì có thể an toàn khi nhấp vào chúng.
4. Sử dụng trình mở rộng liên kết
Thường thì bạn không thể nhìn thấy nơi liên kết sẽ đưa bạn vì người gửi đã rút ngắn kết nối của nó, thông qua dịch vụ trực tuyến như Cuttly , TinyURL , Bit.ly hay Ow.ly .
Trong trường hợp này, bạn có thể sao chép và dán liên kết ngắn vào một dịch vụ sẽ khôi phục toàn bộ liên kết như CheckShortURL.com. Nó sẽ hiển thị cho bạn URL thực của liên kết rút gọn.

Điều này sẽ giúp bạn biết liệu nhấp chuột có an toàn hay không. Trong ví dụ này, nó là một liên kết đến bài viết này.

5. Sử dụng phần mềm chống vi-rút
Ngay cả khi những phương pháp trên có hiệu quả, thì chúng cũng chỉ là có mức độ tương đối.
Thứ thực sự sẽ bảo vệ tốt nhất là phần mềm chống vi-rút, nó hoạt động bất kể trình duyệt web được sử dụng và sẽ ngăn phần mềm độc hại khỏi thiết bị của bạn.
Hầu hết các chương trình diệt vi rút cũng đi kèm với một công cụ quét email. Nó kiểm tra các file đính kèm đáng ngờ, cảnh báo bạn và chặn các trang web không an toàn.
>>>>>Quan tâm thêm: Bật mí top 15+ phần mềm diệt virus tốt nhất trên máy tính 2022